4 yếu tố giúp HR thăng tiến trong công việc

Bất kể công việc của bạn là gì, bạn xuất phát từ đâu; bạn đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt khi biết phấn đấu và có mục tiêu làm việc. Với vai trò là một người nhân sự, cần nhiều cách khác nhau để tiếp cận những người tìm việc khác nhau. Một nhà tuyển dụng giỏi sẽ biết điều chỉnh phong cách của mình cho phù hợp với nhu cầu của ứng viên. 4 yếu tố sau đây là những gì mà một người làm nhân sự cần có để dễ dàng thăng tiến trong ngành nhân sự của mình.

1. Yếu tố ảnh hưởng

Quyền ảnh hưởng được hình thành dựa vào tính cách và cá tính. Biểu hiện là những người cấp dưới thường nhìn lãnh đạo như hình mẫu mà họ muốn noi theo.

Nhà lãnh đạo có quyền ảnh hưởng thường rất đáng tin cậy, giữ chữ tín, nói được làm được. Các nhà quản lý nhân sự đối xử với mọi người công bằng và thành thật thường là những người đáng tin cậy. Không gì có thể phá huỷ danh tiếng của một HR nhanh chóng bằng việc hành xử không tốt với nhân viên.

Bí quyết để phát triển quyền ảnh hưởng chính là khiến bất kỳ ai đang trò chuyện với bạn cảm thấy họ là người quan trọng, họ có tiếng nói, bạn đang lắng nghe họ thật tâm. Bạn có thể làm điều này bằng cách tập trung vào người đối diện, thể hiện sự vui mừng về thành công của họ và bày tỏ sự tôn trọng, Tuyệt đối tránh rêu rao tin đồn, chia sẻ thông tin nhân sự hay có thái độ ứng xử không chuyên nghiệp. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn là lấy được lòng tin từ người khác.

2. Yếu tố chuyên gia

Có phải bạn luôn cảm thấy ngưỡng mỗ, cảm ơn và tôn trọng những người có nhiều kiến thức sâu rộng đặc biệt là những người trong ngành. Khi trở thành một chuyên gia, bạn sẽ có tiếng nói hơn và tạo ảnh hưởng với người khác nhiều hơn. Điều đó cũng xây dựng cho bạn một mạng lưới quan hệ rộng rãi và nhận được nhiều sự kính trọng; đồng thời mang lại cho bạn cơ hội thăng tiến trong ngành nhân sự.

Hãy tìm một lĩnh vực “ngách” và xây dựng tên tuổi mình ở đó. Chủ động tìm hiểu hoạt động kinh doanh nơi mình làm việc, trao dồi thêm kiến thức HR, học hỏi thêm kinh nghiệm và đưa ra những lời khuyên, góp ý, đóng góp hiểu biết cũng như case study cho cộng đồng.

3. Yếu tố phong thái lãnh đạo

4 yếu tố giúp bạn thăng tiến trong ngành nhân sự

Nhiều chuyên viên nhân viên nhân sự thường làm việc “phía sau cánh gà” để hỗ trợ cho công việc của người khác. Nhiều người vẫn làm việc một cách im lặng, đi không ai biết về không ai hay, không thành tựu, không dấu ấn. Thỉnh thoảng, bạn phải để cho người khác thấy rằng mình là người quan trọng và không thể thiếu trong tập thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vai trò lãnh đạo chỉ được trao cho những ngời thực tế đang làm công việc đó.

Bạn muốn thăng tiến trong ngành nhân sự. Hãy học hỏi và phát triển phong thái lãnh đạo. Những người được cho là có tác phong lãnh đạo khi họ toát ra phong thái tự tin, hành xử quyết đoán, có tầm nhìn và thể hiện trí tuệ cảm xúc.

Sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì một điều gì đó bạn cho là đúng vô cùng quan trọng ngay cả khi không ai đứng về phía bạn. Bạn cần phải lên tiếng và đóng góp ý kiến của mình. Thực tế, những người lãnh đạo thường có phong thái giao tiếp tốt và tự tin. Đừng ngần ngại khi bảo vệ quan điểm và chứng minh nó vì đó là dấu ấn riêng để bạn làm bật lên tài năng và phong cách của chính mình.

4. Yếu tố tác động

Chức vụ không hẳn luôn lôn quyết định quyền lực. Sự tác động mới quyết định điều đó. Bạn đã tác động tới người khác như thế nào, bạn đã tác động tới doanh nghiệp ra sao. Là một nhân sự quyền lực thực sự đến từ mối quan hệ mà bạn xây dựng được và giá trị mà bạn đem lại. Khi bạn chứng mình được mình là người tác động, là một cá nhân quan trọng, bạn dễ dàng bắt được chiếc vé lãnh đạo vào một ngày không xa.

Hãy mở rộng mạng lưới tác động của mình đơn giản bằng việc ăn trưa với các đồng nghiệp và các bộ phận khác trong công ty. Nó tạo điều kiện cho bạn biết được những thông tin mà người khác không biết đồng thời tăng số lượng người hỗ trợ và gây ảnh hưởng sau này.

Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mô hình làm việc 4 ngày mỗi tuần có giúp gia tăng năng suất?

Tìm kiếm và quản lý nhân sự thời công nghệ số

3 câu hỏi mà Jeff Bezos – CEO Amazon đặt cho các CHRO